Ngày nay việc sử dụng gạch ốp lát để trang trí tường nhà thay cho những màu sơn đơn điệu đã không còn xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng gạch ốp lát khác nhau và những loại gạch sẽ có đặc tính vượt trội riêng của nó. Gạch mosaic là một trong số đó, đây là dòng gạch được sử dụng khá nhiều trong cả nội thất và ngoại thất của công trình kiến trúc. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về gạch mosaic là gì, các đặc trưng cũng như ưu và nhược điểm của loại gạch này qua bài viết dưới đây!
1. Nguồn gốc của gạch mosaic
Từ khoảng 4000 năm trước các mẫu Gạch mosaic cơ bản đã có mặt trên thị trường. Sản phẩm được sử dụng với mục đích dùng để trang trí theo hình thức đặt các viên đất nung dạng nón có đầu nhọn xuống nền đất.
Tới thế kỷ 8 TCN các viên gạch được sử dụng có phần đa dạng hơn. Cụ thể bề mặt đường đã được lát từ các viên đá có màu sắc độc đáo tạo nên những hoa văn với sự liên kết ấn tượng mang vẻ đẹp độc đáo.
Đến thế kỷ 4 TCN người Hy Lạp lại phát triển kỹ thuật lát đá tạo hình nghệ thuật. Lúc này hình ảnh mang lại in đậm dấu ấn văn hóa với họa tiết hình học, phối cảnh người và động vật cực kỳ tinh tế.
Sự phát triển của đế chế La Mã cổ đại cũng góp phần giúp lịch sử gạch ốp lát Mosaic tiến ra xa hơn. Trong thời kỳ công nghiệp đá lát hưng thịnh thì cũng là giai đoạn Gạch mosaic phát triển bùng nổ nhất. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các công trình tầm cỡ với kiến trúc trường tồn và tồn tại cho đến tận ngày nay.
2. Gạch mosaic là gì?
Gạch mosaic là mảng ghép được tạo thành từ việc gắn kết các viên đá ốp , thủy tinh (kính), gạch men sứ… lại với nhau. Mỗi viên đá nhỏ này có kích thước mỗi cạnh từ 2 đến 10cm. Gạch mosaic được hình thành từ quá trình nấu chảy ở nhiệt độ 800- 1300 độ C, sau đó lại được xử lý rồi mới được cán nhỏ ra. Chính vì vậy, gạch này có các ưu điểm là bền, nhẹ, không bị mài mòn… Ngoài ra, các mẫu gạch mosaic có sự đa dạng về vật liệu cấu thành, họa tiết, màu sắc nên rất được ưa chuộng trong thi công thiết kế nội thất.
Những viên nhỏ để ghép đó được cấu thành từ nhiều loại vật liệu khác nhau: thuỷ tinh thì gọi là gạch mosaic thủy tinh, gốm gọi là gạch mosaic gốm sứ, đá gọi là gạch mosaic đá, gạch mosaic gỗ… Loại vật liệu này được sử dụng trong việc ốp lát, trang trí nội ngoại thất nên thường gọi chung là gạch mosaic.
3. Đặc tính của gạch mosaic
Gạch mosaic được biết đến và sử dụng rộng rãi bởi những đặc tính nổi trội của nó.
- Sự kết hợp các viên gạch nhỏ với nhau thành một mảng gạch lớn trên nền lưới và kết dính với nhau bằng loại băng keo chuyên dụng tạo thành những vỉ gạch vô cùng chắc chắn, có màu sắc, hoa văn, hình dạng dựa trên một chủ đề thống nhất.
- Gạch mosaic được tạo thành từng viên gạch nhỏ nên khá nhẹ và độ bám dính cao. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chịu được axit, kiềm với độ chống thấm, chống ẩm hoàn hảo. Do đó, mà độ bền của sản phẩm rất cao từ màu sắc, hoa văn đến chất lượng của từng viên gạch nhỏ.
- Tính nghệ thuật chuyên biệt của mỗi sản phẩm được hình thành khi kết hợp các viên gạch nhỏ lại với nhau để tạo nên những mảng màu lạ mắt, phá cách theo như chủ đích và không gian sử dụng một cách riêng biệt.
4. Ưu điểm của gạch mosaic
- Độ cứng và độ bền cao theo thời gian sử dụng.
- Khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn cao.
- Ngoài tính thẩm mỹ cao thì chúng có khả năng chịu được acid, kiềm, chống mài mòn, không thấm nước và không dễ vỡ.
- Kết dính với nhau bằng loại băng keo chuyên dụng tạo thành những vỉ gạch vô cùng chắc chắn.
- Kích thước nhỏ gọn, màu sắc trang nhã, mosaic được sử dụng rộng rãi để làm gạch ốp tường, lát nền trong xây dựng, trang trí nội và ngoại thất.
- Gạch mosaic có thể sáng tạo nhiều mảng màu nghệ thuật khách nhau, nhiều hình thù, chất liệu, phối trộn thành nhiều hình hài, trên nhiều chất liệu và nhiều không gian trang trí.
5. Nhược điểm của gạch mosaic
- Giá cả và chi phí lắp đặt: Gạch mosaic thường đắt hơn so với nhiều loại gạch khác do tính phức tạp trong việc sản xuất và lắp đặt.
- Khó khăn trong việc lắp đặt: Lắp đặt gạch mosaic đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao hơn so với gạch thông thường. Điều này có thể làm tăng chi phí và thời gian thi công.
- Giá thành cao: Vì là gạch nhập khẩu được sản xuất từ các chất liệu cao cấp và quá trình sản xuất thường phức tạp, tốn nhiều công sức nên giá gạch mosaic thường cao hơn các loại gạch khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi gạch mosaic là gì và đặc tính, ưu điểm cũng như là các nhược điểm của gạch mosaic như thế nào? Hy vọng với những chia sẻ của Gachmosaic.com, quý khách hàng sẽ có thêm kiến thức về loại vật liệu này và có những lựa sự lựa chọn phù hợp với không gian sử dụng của mình.